Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
  • Đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính
    tại Ban Quản lý Khu kinh tế
    pcgiat@angiang.gov.vn
    0296.3952.507
  • Phòng Tổng hợp UBND tỉnh
    thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
    0296.3957.006
  • Thường trực Tổ Kiểm tra Công vụ tỉnh
    thuộc Sở Nội vụ
    kiemtracongvu@angiang.gov.vn
    0296.3957.049
Video
  • Hiệu quả nhìn từ kinh tế biên mậu
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang
  • Thủ tướng Chính phủ dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1
  • Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11
Thông tin tuyên truyền

Tổng lượt truy cập

Tình hình dịch covid 19
An Giang hướng dẫn áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp tỉnh
  •  Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
  •  23/10/2021
  • A- A A+

Ngày 23-10, Ban Quản lý Khu kinh tế đã ban hành văn bản 2299/BQLKKT-QLĐT hướng dẫn các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang (gọi chung là doanh nghiệp) áp dụng tạm thời các biện pháp thích ứng linh hoạt, đảm bảo sản xuất an toàn và phòng, chống dịch theo các quy định, hướng dẫn hiện hành.
Theo đó, đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ hoạt động ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn" như: Chủ doanh nghiệp có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định hiện hành tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động";  Công văn số 5522/BYT-MT ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế bao gồm mẫu Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 có xác nhận của y tế địa phương và phê duyệt của Ban Quản lý /Chủ tịch UBND cấp huyện và các mẫu kèm theo;  Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh của Bộ Y tế;  Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ;  Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp";  Kế hoạch số 650/KH-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang”;  Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang” và các quy định về phòng, chống dịch khác có liên quan.

Khi có phát sinh trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19, doanh nghiệp phải kịp thời thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 của doanh nghiệp đã được y tế địa phương xác nhận và Ban Quản lý Khu kinh tế/Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt. 

Riêng đối với người lao động phải được tiêm vắc xin ít nhất 01 mũi sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 06 tháng. Không sử dụng người lao động thuộc diện cách ly y tế hoặc không đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định. Chủ doanh nghiệp sử dụng đúng số lượng, đối tượng lao động và gửi đến Ban Quản lý Khu kinh tế để thực hiện quản lý. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi (tăng/giảm/thay thế) người lao động, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Ban Quản lý Khu kinh tế trước khi thực hiện. 

Đồng thời, các doanh nghiệp rà soát, lập danh sách người lao động tại doanh nghiệp chưa được tiêm mũi 1 và mũi 2 (nếu có) theo từng nhóm đối tượng gửi về Ban Quản lý Khu kinh tế để phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động. 

Người lao động không thực hiện phương án "3 tại chỗ" nữa và chuyển sang làm việc bình thường theo phương án mới phải được tổ chức xét nghiệm sàng lọc để đảm bảo an toàn trước khi trở về địa phương.  Xét nghiệm tất cả các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở, ... Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Nếu có kết quả dương tính, doanh nghiệp thực hiện kịp thời xử lý theo Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 của doanh nghiệp đã được y tế địa phương xác nhận và Ban Quản lý Khu kinh tế/Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt và theo hướng dẫn của ngành y tế. Tuỳ theo cấp độ dịch bệnh, việc xét nghiệm thực hiện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, cơ quan chức năng, ngành y tế tại địa phương. 

Doanh nghiệp phải thành lập/kiện toàn bộ phận y tế chuyên trách tại doanh nghiệp theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; trong đó có bổ sung nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan y tế có chức năng.  Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập bộ phận y tế chuyên trách tại doanh nghiệp thì phải có hợp đồng với đơn vị y tế có chức năng để thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khoẻ người lao động, thực hiện công tác phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế, thường xuyên gắn kết với cơ quan y tế địa phương. Đảm bảo hiểu rõ và thực hiện hiệu quả quy trình phát hiện và xử lý các ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 theo Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 của doanh nghiệp đã được y tế địa phương xác nhận và Ban Quản lý Khu kinh tế /Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt. Trường hợp Kế hoạch có vướng mắc thì lập tức liên hệ cơ quan chức năng để được hướng dẫn cụ thể, cần thiết thì thực hiện điều chỉnh có xác nhận và phê duyệt lại. 

Doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch đối với người lao động; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo, các Tổ An toàn phòng, chống dịch của doanh nghiệp, kịp thời nhắc nhở người lao động tuân thủ quy định.  Trường hợp dịch diễn biến xấu, doanh nghiệp không kiểm soát được, để phát sinh ca nhiễm liên tục tại nhiều dây chuyền, phân xưởng, khu vực thì tạm dừng để phối hợp cơ quan chuyên môn rà soát, đánh lại phương án phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn mới tiếp tục hoạt động. 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quản lý sản xuất và quản lý việc lưu thông, di chuyển của người lao động từ nơi ở đến nơi sản xuất, quản lý và theo dõi điều kiện an toàn, tình trạng sức khoẻ của người lao động. Hướng dẫn, hỗ trợ các trường hợp người lao động không có phương tiện, điện thoại thông minh để tải ứng dụng PC-Covid, Sổ theo dõi sức khoẻ điện tử, quét mã QR,…

Đối với cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thì luôn nêu cao tinh thần tự giác, cảnh giác, chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, đồng nghiệp và những người xung quanh. Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khoảng cách – Khai báo y tế - Khử khuẩn – Không tụ tập đông người) của Bộ Y tế trong mọi tình huống. Chủ động, kịp thời cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp quản lý về địa chỉ hiện tại, điều kiện dịch tễ, tình trạng tiêm vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, v.v. phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. 

Khi có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở, v.v.) hoặc cần cấp cứu y tế, người lao động tự giác liên hệ ngay với bộ phận y tế của doanh nghiệp, Tổ An toàn COVID-19 của doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng, y tế địa phương, ... để kịp thời xử lý. Tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của doanh nghiệp, cơ quan chức năng, địa phương nơi cưu trú; chủ động khai báo với doanh nghiệp và cơ quan chức năng, y tế địa phương khi phát hiện nhiễm COVID-19 hoặc có tiếp xúc các trường hợp F1, F0. Thực hiện nghiêm các quy định về việc đi lại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh có cấp độ dịch khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin: tải phần mềm PC-Covid, Sổ theo dõi sức khoẻ điện tử. Thực hiện quét mã QR khi đến nơi làm việc. Trường hợp không có phương tiện, điện thoại thông minh thì liên hệ, đề nghị chủ doanh nghiệp hỗ trợ việc theo dõi sức khoẻ, quét mã QR hộ để đảm bảo đúng theo quy định./.

Các tin khác :