Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
  • Đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính
    tại Ban Quản lý Khu kinh tế
    pcgiat@angiang.gov.vn
    0296.3952.507
  • Phòng Tổng hợp UBND tỉnh
    thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
    0296.3957.006
  • Thường trực Tổ Kiểm tra Công vụ tỉnh
    thuộc Sở Nội vụ
    kiemtracongvu@angiang.gov.vn
    0296.3957.049
Video
  • Hiệu quả nhìn từ kinh tế biên mậu
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang
  • Thủ tướng Chính phủ dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1
  • Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11
Thông tin tuyên truyền

Tổng lượt truy cập

Tình hình dịch covid 19
An Giang: Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp tình hình dịch bệnh
  •  Báo An Giang
  •  29/09/2021
  • A- A A+

Ngày 27-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký ban hành Kế hoạch 572/KH-UBND về đảm bảo sản xuất ổn định trong tình hình dịch COVID-19.

Responsive image

Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ hoạt động sản xuất – kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh

Kế hoạch nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn An Giang, góp phần thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế để ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, thực hiện linh hoạt các biện pháp khi tình hình dịch COVID-19 có sự thay đổi, đảm bảo hài hòa giữa khôi phục sản xuất và yêu cầu phòng,  chống dịch COVID-19.

Đối với DN đang tạm dừng hoạt động, trước khi hoạt động trở lại, DN cần phải hoàn thiện các nội dung theo kế hoạch phòng, chống dịch trong cơ sở sản xuất -kinh doanh, khu công nghiệp (Kế hoạch  2557/KH-BCĐ, ngày 24-8-2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang).

Sau khi thực hiện đầy đủ các nội dung phòng, chống dịch, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh và điều kiện thực tế của địa phương, các DN đăng ký phương án hoạt động sản xuất - kinh doanh phù hợp theo quy định với cơ quan thẩm quyền để được tổ chức thẩm định phương án, đảm bảo hoạt động trở lại ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đối với DN hoạt động trong tình hình giãn cách xã hội, DN được tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất). DN cũng được tổ chức sản xuất theo phương án kết hợp “3 tại chỗ” với tổ chức cho người lao động ở lưu trú tập trung ngoài DN. 

Theo phương án này, DN được tiếp tục hoạt động khi sắp xếp sản xuất đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, bố trí được chỗ ăn cho công nhân khi lại làm việc; công nhân sẽ không phải ở nhà máy mà có thể là nhà tập thể, khu ký túc xá của công ty, khách sạn do DN quản lý và tổ chức đưa, đón công nhân hàng ngày từ nơi ở đến nhà máy và ngược lại (có sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương). Công nhân, người lao động tham gia phải cam kết tự nguyện và xét nghiệm đầu vào và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

DN cũng có thể tổ chức hoạt động theo phương án “1 cung đường - 2 điểm đến” hoặc phương án “1 cung đường - 2 điểm đến” mở rộng (DN tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung tại nhiều địa điểm khác nhau và tổ chức đưa đón công nhân từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc).

Ngoài ra, DN có thể tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh”, gồm: người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh. Theo đó, “người lao động xanh” được đi lại bằng phương tiện cá nhân giữa “nơi làm việc xanh”, “nơi ở xanh” theo một “cung đường xanh” (không dừng, đỗ dọc đường và không đi ngang qua các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao) trong các khung giờ phù hợp.

Về quy mô, DN được phục hồi hoạt động sản xuất với quy mô tối đa không quá 30% (trừ những DN số lượng con người quá ít hoặc đặc thù của dây chuyền sản xuất phải nhiều hơn 30% mới hoạt động được).

Sau 15 ngày kể từ ngày hoạt động trở lại, nếu DN đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 và không có trường hợp người lao động bị F0 thì quy mô sản xuất được tăng lên theo yêu cầu của DN (có báo cáo xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền).

Về điều kiện sàng lọc, 100% người lao động phải được xét nghiệm đầu vào âm tính với SARS-CoV-2. Tổ chức xét nghiệm định kỳ SARS-CoV-2 theo tỷ lệ 20% cho công nhân, người lao động tại DN cho đến khi dịch bệnh được ổn định (theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền)

Đối DN hoạt động sau giãn cách xã hội thực hiện theo Chỉ thị 19/CT-TTg, ngày 24-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ (tình hình dịch đã được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ), tùy theo nhu cầu hoặc theo đơn hàng, hợp đồng đã ký với đối tác và nguồn lao động tiếp cận mà DN quyết định tổ chức sản xuất với quy mô phù hợp.

Về điều kiện sàng lọc, 100% người lao động phải được xét nghiệm đầu vào âm tính với SARS-CoV-2; có kế hoạch sàng lọc tối thiểu 20% tổng số lao động của DN cho mỗi đợt sàng lọc. Người lao động được quyền lựa chọn phương tiện di chuyển và nơi lưu trú trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi DN hoạt động.

Đối với DN hoạt động trong điều kiện bình thường mới, 100% người lao động phải được xét nghiệm đầu vào âm tính với SARS-CoV-2. DN Có kế hoạch sàng lọc tối thiểu 20% tổng số lao động cho mỗi đợt sàng lọc; khuyến khích người lao động đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Các DN trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định mới sẽ đăng ký với các cơ quan chức năng để được cho phép hoạt động trở lại.

Các tin khác :