Cổng thông tin điện tử Ban Quản Lý Khu Kinh Tế An Giang    
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
 
 
Kêu gọi đầu tư
Giới thiệu chung (12/12/2016)

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh An Giang, đã đi vào hoạt động ổn định từ ngày 01/4/2010 đến nay. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh An Giang thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK); quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các KCN và KKTCK trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu hình Quốc huy, trụ sở làm việc tại tỉnh An Giang; là đầu mối kế hoạch ngân sách của tỉnh An Giang; được cân đối riêng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương. Kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp của Ban Quản lý do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ

Responsive image

KHU KINH TẾ TỈNH AN GIANG
ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH AN GIANG
45 Nguyễn Văn Cưng, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Tel: 0296. 3.943.623 – 3.941.583     Fax: 0296.3.943.623
Website: http://www.bqlkktv1.angiang.gov.vn
Email: banqlkkt@angiang.gov.vn ; phongtmcn@gmail.com

 

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, cách TP. Hồ Chí Minh gần 200 km. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông Nam giáp TP. Cần Thơ; Phía Tây giáp Kiên Giang; Phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km.

 

Responsive image

 

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.537 km².

DÂN SỐ
Dân số của tỉnh trên 2,15 triệu người, trong đó số dân thành thị chiếm 29%, nông thôn chiếm 71%. Mật độ dân số là 608 người/km2.

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Tỉnh An Giang có 02 thành phố: Long Xuyên và Châu Đốc; 01 thị xã: Tân Châu; 08 huyện: Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân, Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn với 156 xã, phường, thị trấn.

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Tỉnh An Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27ºC (dao động 20 - 35ºC), lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm.

KINH TẾ - XÃ HỘI
Kinh tế của tỉnh An Giang trong những năm qua phát triển khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh khu vực thương mại – dịch vụ và giảm dần khu vực nông nghiệp. An Giang là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL. Nông nghiệp, thủy sản, rau màu được xác định là 3 ngành chủ lực và thế mạnh của tỉnh.
Tiềm năng, lợi thế phát triển:
Sản phẩm lúa, gạo, rau màu được ưu tiên phát triển theo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Do đó, hiện nay tỉnh đang tập trung thực hiện chương trình đầu tư công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm phù hợp nhu cầu trên thị trường. Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm trên 300 ngàn tấn, lúa gạo 4 triệu tấn và rau màu 900 ngàn tấn/năm, đây là nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến.
Thương mại nội địa phát triển mạnh, hoạt động quanh năm nhộn nhịp, sức mua đứng vào bậc nhất vùng ĐBSCL . Hệ thống mạng lưới dịch vụ phân phối phủ khắp trên địa bàn tỉnh: có trên 10 siêu thị - trung tâm thương mại, gần 300 chợ truyền thống và 30 ngàn cửa hàng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 900 triệu USD, thị trường xuất khẩu phát triển gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Du lịch đa dạng, phong phú với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng và tâm linh, tín ngưỡng. Tỉnh đang tập trung đầu tư các khu di tích văn hóa – lịch sử núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê, khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng,; du lịch sông nước khám phá xuôi ngược dòng Mekong.
Thương mại biên giới là động lực thúc đẩy phát triển của An Giang và của vùng. An Giang có 02 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 02 cửa khẩu chính là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông và 01 cửa khẩu phụ Bắc Đai, toàn tuyến biên giới dài gần 100 km, do đó giao thương buôn bán qua các cặp cửa khẩu khá thuận lợi, nhịp độ tăng trưởng hàng năm gần 30%.

 

Nguồn phát hành :Ban Quản lý Khu kinh tế
 
 
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải....
 
Skip portlet Portlet Menu

An Giang tăng cường kêu gọi đầu tư

Núi Sập