Cổng thông tin điện tử Ban Quản Lý Khu Kinh Tế An Giang    
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
 
 
Tài nguyên môi trường – Xây dựng
Đề xuất lập trung tâm logistics ở ĐBSCL (20/12/2021)

“Thời gian tới ĐBSCL rất cần những kho lạnh để dự trữ hàng hoá; hình thành trung tâm tích hợp sản xuất và logistics để sản xuất phân phối tại vùng kể cả xuất khẩu” - ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận. 
Chiều ngày 17-12, tại diễn đàn Mekong Connect 2021 diễn ra Hội thảo Phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hoá giữa TP.HCM và các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận, sau khi thực hiện bốn tại chỗ, qua đánh giá cho thấy hệ thống cung ứng nông sản phục vụ cho bà con bị đứt gãy mặc dù siêu thị có nhiều và đủ sức cung ứng cho người dân.

Chẳng hạn, Saigon Co.op có kho hàng ở Hậu Giang phân phối đi các địa phương nhưng khi kết nối phụ thuộc vào các hợp đồng bao tiêu ở một số địa phương khác, không gắn kết với bà con địa phương. Do đó, khi thực hiện Chỉ thị 16, chuỗi cung ứng đứt gãy không có nguồn cung.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, mối quan hệ giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL là mối quan hệ cộng sinh. Đơn cử hồi tháng 6 đến tháng 9 vừa qua khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nông sản ĐBSCL không tiêu thụ được, rớt giá. Trong khi đó, người dân TP.HCM không tiếp cận được, giá rau củ tăng đột biến; hệ thống siêu thị không cung ứng nổi.

Hoặc về nguồn nhân lực, trong đợt dịch vừa qua 420.000 ngàn lao động từ TP.HCM về các tỉnh thì các địa phương khủng hoảng, không giải quyết được công ăn việc làm. Trong khi đó, các xí nghiệp TP.HCM thiếu lao động trầm trọng.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết thời gian qua nhận thấy có hai chiều đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá. Thứ nhất là sự đứt gãy của từng địa phương, ngay cả những tỉnh lân cận với nhau không có khả năng luân chuyển hàng hoá .

Thứ hai là đứt gãy liên đới dọc của chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể trong thời điểm chống dịch và kể cả hiện nay có những đứt gãy cục bộ khi các đơn vị sản xuất cung ứng ở An Giang cho biết gạo rất dư nhưng không có bao bì để đóng gói...

Song song đó là sự đứt gãy của ngành công nghiệp bổ trợ cho việc cung ứng và phát triển sản phẩm. Ví dụ logistic của ngành vận tải trong giai đoạn chống dịch đều tê liệt, khi sử dụng những dịch vụ khác như taxi, tàu biển ...không thể đáp ứng được.

 “Nhiều ý kiến cho rằng những đơn vị bán lẻ sống khoẻ trong dịch nhưng thực chất như Saigon Co.op có những lúc chúng tôi cũng cần "ATM ôxy" (cần được tiếp sức, hỗ trợ-PV). Nếu dịch kéo dài 2 tháng nữa, Saigon Co.op không thể nào thực hiện được những sứ mệnh xã hội của mình”, ông Đức nói.

Responsive image

Lãnh đạo TP.HCM tham quan gian hàng của các tỉnh tại diễn đàn Mekong Connect 2021. 

Cần ưu tiên cải thiện hạ tầng cơ sở ở ĐBSCL

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, nhiều ý kiến cho rằng ĐBSCL là kho nông nghiệp tại sao không làm siêu thị nông sản, sàn giao dịch để nâng tầm giá trị nông sản. Bởi phần lớn nông sản ĐBSCL chở lên TP.HCM hoặc Đông Nam Bộ để chế biến rồi phân phối trở lại, qua nhiều khâu trung gian, chi phí tăng...

Bên cạnh đó, ông mong các tỉnh ĐBSCL với thế mạnh của mình cùng chung tay gắn kết và TP.HCM thể hiện được trụ cột có sự phát huy, gắn kết cụ thể theo từng lĩnh vực.

Giả sử ĐBSCL có thế mạnh lúa gạo, thuỷ sản, trái cây sẽ hình thành nên những trung tâm chế biến để cung ứng cho TP.HCM và Đông Nam bộ dựa trên trụ cột hợp tác, liên kết với nhau. Vừa nâng cao giá trị nông sản của ĐBSCL vừa phát huy chuỗi cung ứng.

“Thời gian tới ĐBSCL rất cần những kho lạnh để dự trữ hàng hoá; hình thành trung tâm tích hợp sản xuất và logistics để sản xuất phân phối tại vùng kể cả xuất khẩu”, ông Nghĩa nói.

Ông Steven Starmans, chuyên gia người Hà Lan đang sống ở ĐBSCL, cho biết logistic ở ĐBSCL rất tệ. Vì vậy, muốn có sàn giao dịch nông sản thì việc cải thiện hạ tầng cơ sở phải ưu tiên hàng đầu.

“ý tưởng sàn giao dịch nông sản ở ĐBSCL rất tốt nhưng câu hỏi đặt ra ai đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Để thu hút nhà đầu tư thì cần có mô hình kinh doanh sinh lợi cho họ. Đồng thời, sau COVID-19, ĐBSCL tạm quên việc xuất khẩu, cần tập trung vào thị trường TP.HCM”, ông Steven Starmans nói. 

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vừa qua Bộ cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cố gắng đưa vào dự thảo nghị quyết cơ chế đặc thù cho thành phố Cần Thơ mà Uỷ ban thường Quốc hội  chuẩn bị kí một điều riêng. Đó là thiết lập một cụm liên kết logistics chế biến bảo quản vùng ĐBSCL đặt tại Cần Thơ, đây là quyết tâm lớn trả lời cho câu hỏi đặt ở đâu, ai làm, làm thế nào.

 

Nguồn phát hành :Theo https://plo.vn
 
 
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải....
 
Skip portlet Portlet Menu

An Giang tăng cường kêu gọi đầu tư

Núi Sập