Cổng thông tin điện tử Ban Quản Lý Khu Kinh Tế An Giang    
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
 
 
Tin trong Tỉnh
An Giang và chiến lược phát triển logistics giữa ĐBSCL (24/03/2022)

Lãnh đạo tỉnh An Giang với đã ban hành quyết định 2732 phê duyệt đề án phát triển logistics trên địa bàn tỉnh có gắn với vùng ĐBSCL và cả nước cũng như quốc tế, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu.

Đến nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia, các tỉnh ĐBSCL còn yếu kém trong phát triển logistics để giúp tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng logistics tại An Giang, phóng viên Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với ông Võ Quốc Hùng - Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương.

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thực trạng logistics tại tỉnh An Giang hiện nay?

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng của các sở ngành, địa phương đã triển khai kịp thời các mặt công tác, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả những giải pháp phát triển logistics trên địa bàn An Giang.

An Giang hiện có 203 chợ, 7 siêu thị, 86 cửa hàng tiện lợi và 27 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ (vận chuyển người và hàng hóa); 45 chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng hóa.

Ngoài ra, các điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh là 256 điểm/156 xã, phường, thị trấn (đạt 100% các xã, phường, thị trấn); 7 doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và bến bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới và hơn 500 đơn vị đăng ký hoạt động kinh doanh kho bãi lưu giữ hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Kết cấu hạ tầng trung tâm logistics đã hình thành tại cảng biển Mỹ Thới và khu vực cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (cảng biển Mỹ Thới diện tích hoạt động 39,5ha, công suất thiết kế 4.000.000 - 4.750.000 tấn/năm - PV).

Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên: đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động một số dự án thuộc khu trung tâm cửa khẩu. Bãi đậu xe và dịch vụ giao thông với quy mô 3,3ha phục vụ dịch vụ logistic; cảng thủy nội địa Bình Long có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, hệ thống kho khoảng 6.000m2 có sức chứa 15.000 tấn hàng hóa.

Responsive image

Các container tại cảng biển Mỹ Thới, tỉnh An Giang - Ảnh: Tô Văn

Ngoài ra, An Giang còn có 4 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15.6.2020.

Hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh chưa hoàn chỉnh. Một số đoạn đường và cầu bị xuống cấp không đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong mùa mưa bão, ngập lụt.

Hệ thống giao thông vận tải, thông tin trong lĩnh vực giao thông, dịch vụ hàng hóa sau cảng (gồm các khâu dự trữ, bảo quản, vận chuyển...) của tỉnh đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.

Quy mô sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh chưa đủ lớn để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển theo cách thức chuyên nghiệp; các khu chức năng khu kinh tế cửa khẩu An Giang chưa phát triển mạnh nên chưa thu hút được các doanh nghiệp logistics quy mô lớn, chuyên nghiệp đến thực hiện đầu tư.

Tại cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, hàng hóa vận chuyển chủ yếu là đường thủy, việc vận chuyển bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn do tuyến đường kết nối từ cửa khẩu đến đường tỉnh 957 là lộ giao thông nông thôn có tải trọng hạn chế, hàng hóa vận chuyển nhỏ lẻ chưa phát huy hết tiềm năng của cửa khẩu.

- Tỉnh đã có đề án logistics đến năm 2025 và cách triển khai như thế nào? Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư vào logistics thì tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng ra sao để tạo "xương sống" cho hệ thống logistics phát triển tốt hơn, thưa ông?

- Ngày 31.10.2018 UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 2732/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, mục đích là xây dựng và phát triển hạ tầng logistics đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong tỉnh, liên kết vùng và hội nhập quốc tế; phấn đấu hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án kết cấu hạ tầng giao thông có tính kết nối cao, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa được thông suốt làm động lực để phát triển hệ thống logistics của tỉnh.

Responsive image

Doanh nghiệp bốc dỡ gạo đưa đi xuất khẩu - Ảnh: Tô Văn

Ngày 4.6.2021, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch số 297/KH-UBND về việc phát triển hệ thống logistics tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực logistics, tập trung khắc phục hạn chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hệ thống logistics với mục tiêu nhiệm vụ của các cấp, các ngành.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác 1 trung tâm logistics cấp tỉnh; giảm 10% chi phí giao thông vận tải trong tổng chi phí logistics; phấn đấu hoàn thành 100% các dự án tuyến đường giao thông thủy-bộ và đưa vào vận hành, lưu thông trong trung chuyển hành khách, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân... góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Để thực hiện đạt mục tiêu đó, tỉnh quan tâm phát triển các trung tâm, các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản và phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu); phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư trung tâm dịch vụ logistics tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh, hướng đến hình thành một hệ thống dịch vụ logistics liên thông, kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước; tập trung đầu tư hệ thống giao thông thủy-bộ quan trọng có tính kết nối cao, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, liên kết nội bộ tỉnh và vùng góp phần phát triển dịch vụ logistics.

Nhằm tạo nền tảng thu hút đầu tư, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vận dụng các cơ chế, chính sách để mời gọi đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, ưu đãi đặc biệt để các doanh nghiệp tự bổ sung vốn, thu hút vốn đầu tư trong dân cư.

Tỉnh xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các chính sách, chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng nâng cấp cửa khẩu chính Khánh Bình (huyện An Phú) lên cửa khẩu quốc tế đường bộ và mở lối thông quan đường sông, nhằm đảm bảo nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của các thương nhân cũng như cư dân biên giới Việt Nam - Campuchia.

Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Tăng cường duy tu, sửa chữa, quản lý các tuyến đường và biển báo hiệu giao thông.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư công cũng là một phần rất quan trọng như: nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông được bố trí trong năm 2021 là 541.465 triệu đồng và nguồn vốn năm 2020 kéo dài sang năm 2021 là 3.530 triệu đồng, đã triển khai 4 dự án gồm: Nâng cấp đường ĐT943 đoạn từ đường số 1 đến cầu Phú Hòa; nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang (ĐT945); cầu Nguyễn Thái Học; xây dựng cầu Phú Hòa tuyến ĐT943.

Tỉnh đang triển khai 10 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: Nâng cấp đường ĐT949; xây dựng cầu Mướp Văn - ĐT943; xây dựng cầu Kênh Xáng - ĐT946; xây dựng cầu Sắt Giữa - ĐT955B; xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP.Châu Đốc kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp; nâng cấp, mở rộng đường ĐT941 (đoạn từ cầu số 16 đến ngã ba giao đường 3 Tháng 2 và đường Hùng Vương); nâng cấp ĐT958 (tuyến Tri Tôn - Vàm Rầy); nâng cấp ĐT947;  ĐT941 (đoạn nối dài); ĐT943 (đoạn từ cầu Thoại Giang đến cầu Mướp Văn).

Vốn bảo trì đường bộ: Vốn sự nghiệp giao thông và vốn quỹ bão trì đường bộ trung ương (nguồn 35%) năm 2021 (thực hiện theo các Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 27.1.2021, số 1669/QĐ-UBND ngày 20.7.2021 và số 2586/QĐ-UBND ngày 5.11.2021 của UBND tỉnh An Giang). Tổng kinh phí được phân bổ cho công tác bảo trì đường bộ là là 89,74 tỉ đồng.

Tổng số danh mục sửa chữa trong năm là 21 danh mục; vốn bảo trì quốc lộ (vốn 65%), thực hiện Quyết định số 2548/QĐ-BGTVT ngày 31.12.2020 và số 1405/QĐ-BGTVT ngày 30.7.2021 của Bộ Giao thông vận tải, theo đó tỉnh An Giang được phân bổ nguồn vốn bảo trì năm 2021 là 26,1 tỉ đồng, thực hiện cho 6 gói thầu trên 3 tuyến quốc lộ 91, 91C và N1. Đến nay, tất cả các công trình đều đã thi công cơ bản hoàn thành.

Tỉnh phối hợp với các cơ quan trung ương thực hiện những dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh: Xây dựng cầu Châu Đốc đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất đầu tư bằng vốn ngân sách và nằm trong dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX.Tân Châu đến TP.Châu Đốc kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Hiện tại, chủ đầu tư đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Dự án tuyến tránh Long Xuyên đã được Bộ GTVT phê duyệt ngày 22.11.2018 tại quyết định số 2527/QĐ-BGTVT có tổng chiều dài khoảng 17,3km (trong đó có khoảng 2km nâng cấp đoạn nối quốc lộ 80). Quy mô xây dựng đường cấp 3 đồng bằng với 2 làn xe. Các công trình trên tuyến gồm: 19 cầu, hệ thống thoát nước ngang mặt và hệ thống chiếu sáng. Tổng mức đầu tư khoảng 2.106,71 tỉ đồng. Ngày 20.8.2020, thành phố Long Xuyên đã bàn giao mặt bằng cho Bộ GTVT để triển khai thi công.

Tiến độ nâng các tuyến đường tỉnh lên quốc lộ 80B: Hiện nay, tất cả các thủ tục theo quy định và những tồn tại ngoài hiện trường đã tổ chức thực hiện hoàn thành theo yêu cầu của Bộ GTVT. Ngày 13.9.2021, UBND tỉnh An Giang có văn bản số 990/UBND-KTN gửi Bộ GTVT đề nghị công nhận quốc lộ 80B đoạn qua địa phận tỉnh An Giang theo thẩm quyền quy định tại Công văn số 6415/VPCP-CN ngày 5.8.2020 của Văn phòng Chính phủ, ủy thác quản lý quốc lộ 91 đoạn từ Km51 - Km67 dài 16km đi qua nội ô TP.Long Xuyên, được Tổng cục Đường bộ ủy thác quản lý tại Quyết định số 4094/QĐ-TCĐBVN ngày 1.10.2020. Theo đó, thời gian bàn giao công tác quản lý từ Cục Quản lý đường bộ 4 về Sở GTVT An Giang được thực hiện từ ngày 1.1.2021. Hiện Sở GTVT đang tổ chức công tác bảo trì đoạn từ Km62 đến Km66.
 

 

Nguồn phát hành :1thegioi.vn
 
 
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải....
 
Skip portlet Portlet Menu

An Giang tăng cường kêu gọi đầu tư

Núi Sập