Cổng thông tin điện tử Ban Quản Lý Khu Kinh Tế An Giang    
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
 
 
 
Chuyên mục chuyển đổi số
An Giang: Hạ tầng số phải được phát triển nhanh, trước, phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số (29/02/2024)

Ngày 21/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng số tỉnh An Giang giai đoạn 2023 – 2025.

Responsive image

Hình minh họa phát triển hạ tầng số đến năm 2025

Mục đích của kế hoạch nhằm phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, xanh, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng số phải được phát triển nhanh, phát triển trước phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh. Hạ tầng số của địa phương phát triển góp phần hoàn thành các mục tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; các Nghị quyết chuyên đề, định hướng của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh có liên quan. 

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông; tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông của tỉnh. Đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc, đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị. Đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ số của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.  Khắc phục vùng lõm sóng, yếu sóng, duy trì và nâng cao chất lượng phủ sóng băng rộng trên địa bàn tỉnh.

Hiện 100% khóm, ấp trên địa bàn tỉnh được phủ sóng băng rộng di động (3G, 4G) và đã có hạ tầng sẵn sàng cung cấp dịch vụ băng rộng cố định đạt 100% khóm, ấp. Ngoài việc tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu này, tỉnh còn xác định phấn đấu hoàn thành những chỉ tiêu vào năm 2025 như  tốc độ tải xuống bằng Internet băng rộng cố định phải đạt ít nhất 150 Mbps. Đối với băng rộng di động phải từ 70 Mbps trở lên. Phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư. Trong đó, tỷ lệ dùng chung vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) phải đạt 15% hoặc cao hơn. 100% cơ quan nhà nước chuyển đổi mạng lưới, hệ thống thông tin sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới IPv6.

Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) để xây dựng và triển khai các ứng dụng hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị.

Responsive image

Một số chỉ tiêu phát triển hạ tầng số tỉnh An Giang giai đoạn 2023 – 2025 

Các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng công nghệ số, doanh nghiệp chủ quản nền tảng số có liên quan cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch số 1217/KH-UBND. Theo đó, bao gồm việc tham mưu cấp có thẩm quyền lập, phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo đảm bảo phù hợp Quy hoạch tỉnh, Chiến lược Hạ tầng số quốc gia; triển khai dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng được tập hợp cấu thành hạ tầng số. Đây được xem là một trong các nền móng sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tỉnh nhà đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo./.
 

Nguồn phát hành :https://dti.angiang.gov.vn/
 
 
 
 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải....
 
Skip portlet Portlet Menu

An Giang tăng cường kêu gọi đầu tư

Núi Sập