Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
  • Đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính
    tại Ban Quản lý Khu kinh tế
    pcgiat@angiang.gov.vn
    0296.3952.507
  • Phòng Tổng hợp UBND tỉnh
    thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
    0296.3957.006
  • Thường trực Tổ Kiểm tra Công vụ tỉnh
    thuộc Sở Nội vụ
    kiemtracongvu@angiang.gov.vn
    0296.3957.049
Video
  • Hiệu quả nhìn từ kinh tế biên mậu
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang
  • Thủ tướng Chính phủ dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1
  • Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11
Thông tin tuyên truyền

Tổng lượt truy cập

Kinh tế xã hội
Các khu công nghiệp đón sóng đầu tư
  •  https://nld.com.vn/
  •  23/09/2020
  • A- A A+

Một số khu công nghiệp đang đẩy mạnh tiếp cận khách hàng tiềm năng qua hình thức online và chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng để đón dòng đầu tư mới
Đưa chúng tôi tham khảo nội dung chuẩn bị cho buổi xúc tiến online sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) thực hiện vào cuối tháng này, bà Lâm Diệu Tâm Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kizuna JV (sở hữu 3 khu công nghiệp (KCN) Kizuna tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), khoe nhiều khách hàng là doanh nghiệp (DN) Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ… rất quan tâm 2 mô hình mới của Kizuna là nhà xưởng chung cư và nhà xưởng hoàn chỉnh.

Tích cực "chào hàng" online

"Từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đội ngũ Kizuna lại làm việc bận rộn hơn trước. Các kênh thông tin với khách hàng vẫn được duy trì và phát triển sang hình thức trực tuyến. Cùng với đó, dự án nhà xưởng hoàn chỉnh và nhà xưởng chung cư cũng được gấp rút hoàn thiện để sẵn sàng đón DN" - bà Tâm Hiếu cho hay.

Responsive image

Dự án nhà xưởng cao tầng của Công ty CP Kizuna JV tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đang trong quá trình hoàn thiện

Theo bà Tâm Hiếu, nếu trước đây công ty phải trực tiếp gặp các tổ chức tài chính, hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài hoặc bay ra nước ngoài để tham gia hội nghị, chương trình xúc tiến đầu tư của họ để giới thiệu về Kizuna thì nay, mọi thứ đều được chuyển tải đến khách hàng thông qua mạng internet. Các hiệp hội, tổ chức tài chính nước ngoài vẫn đều đặn tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm trực tuyến liên quan đến đầu tư vào Việt Nam, hoạt động hỗ trợ DN chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang thị trường khác.

"Chúng tôi kết nối với họ, cung cấp những thông tin cụ thể nhất về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư ở Việt Nam cùng các "sản phẩm" của Kizuna (nhà xưởng, dịch vụ, hạ tầng, ngành nghề muốn thu hút đầu tư, những DN đang hoạt động trong KCN…) và nhận được sự quan tâm tích cực từ phía khách hàng. Website của công ty cũng được cập nhật nhiều thông tin, hình ảnh về mặt bằng KCN cho nhà đầu tư tìm hiểu. Rất nhiều khách hàng sau khi xem thông tin đã gửi email, điện thoại trao đổi với Kizuna nhiều lần và hẹn khi Việt Nam mở cửa trở lại sẽ trực tiếp qua khảo sát. Có DN dược phẩm nước ngoài đã ký thỏa thuận giữ xưởng để thuê 2 tầng của khu nhà xưởng chung cư sau khi tìm hiểu và được tư vấn qua mạng" - bà Tâm Hiếu tiết lộ.

Một số KCN khác cũng bước đầu tiếp cận khách hàng tiềm năng qua hình thức trực tuyến. Chẳng hạn, KCN Long Hậu (Long An) đã tài trợ một số sự kiện online của các tổ chức, hiệp hội DN nước ngoài; KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP HCM) cũng đầu tư hơn cho tiếp thị online. Bà Lê Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM, xác nhận tỉ lệ DN truy cập website để tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Khu Công nghệ cao có tăng trong thời gian qua.

Theo các DN kinh doanh KCX-KCN, tiếp thị online đang là xu hướng, dịch Covid-19 thúc đẩy quá trình này nhanh hơn. Đặc biệt, so với hình thức xúc tiến đầu tư truyền thống, xúc tiến đầu tư online giúp tiết kiệm chi phí cho cả nhà đầu tư và nhà cung cấp mặt bằng, dịch vụ bởi 2 bên chủ yếu trao đổi qua mạng internet, không phải tốn chi phí đi lại, ăn ở, khảo sát… nhiều lần như cách truyền thống. Ngoài ra, cách làm này còn giúp lan tỏa thông tin trên mạng internet nên khách hàng biết đến nhiều hơn.
Khẩn trương bổ sung quỹ đất

Nêu thực tế đất trống của các KCX-KCN ở TP HCM còn quá ít, không đủ để các nhà đầu tư mới tìm hiểu, đăng ký nên có tiếp thị cũng bằng thừa, đại diện Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) cho biết mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng thu hút đầu tư 8 tháng đầu năm vào các KCX-KCN tại TP đã đạt chỉ tiêu cả năm 2020 là 500 triệu USD. Trong đó, ngoài các dự án đầu tư mới quy mô lớn của DN nước ngoài, nhiều DN hiện hữu cũng tăng quy mô vốn. Trong đó, dự án của Công ty SG Logistics (vừa nhận giấy chứng nhận đầu tư ngày 1-9) chiếm gần 1/5 và của Tập đoàn Công nghiệp BW chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư thu hút trong năm 2020 tại các KCX-KCN TP.

Từ nay đến cuối năm, các KCX-KCN trên địa bàn TP tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng công nghệ cao và ít thâm dụng lao động, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp…

"Hiện quỹ đất sạch đã hết, Hepza đang cố gắng bổ sung quỹ đất mới trong năm 2020-2021. Cụ thể, Hepza theo dõi, thúc đẩy, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các KCN mới và mở rộng như Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng, Lê Minh Xuân mở rộng, Lê Minh Xuân 2, Hiệp Phước 3, Vĩnh Lộc 3... Cùng với đó, sớm tháo gỡ những vướng mắc của KCN đang hoạt động nhưng còn quỹ đất thu hút đầu tư như KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 về xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước" - đại diện Hepza nói, đồng thời cho biết thêm UBND TP đã trình Chính phủ xem xét cho TP thành lập KCN mới ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh với quy mô diện tích 380 ha.

Mới đây, lãnh đạo UBND TP HCM cũng đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp Hepza, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện liên quan rà soát lại quy hoạch các KCX-KCN báo cáo đề xuất giải pháp tạo quỹ đất thu hút đầu tư. TP cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP hoàn chỉnh Đề án Phát triển hạ tầng công nghiệp TP HCM 2020-2045 dựa trên Quy hoạch phát triển công nghiệp TP đến năm 2010, có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Theo đó, phải đưa ra được giải pháp cho việc điều chuyển một số KCN-KCX thành KCN hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ cao (tự động hóa, sử dụng kỹ thuật rô-bốt, các phần mềm và công nghệ thiết kế, điều khiển chuyên dụng…). 
 

Các tin khác :