Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
  • Đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính
    tại Ban Quản lý Khu kinh tế
    pcgiat@angiang.gov.vn
    0296.3952.507
  • Phòng Tổng hợp UBND tỉnh
    thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
    0296.3957.006
  • Thường trực Tổ Kiểm tra Công vụ tỉnh
    thuộc Sở Nội vụ
    kiemtracongvu@angiang.gov.vn
    0296.3957.049
Video
  • Hiệu quả nhìn từ kinh tế biên mậu
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang
  • Thủ tướng Chính phủ dự Lễ khởi công đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1
  • Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11
Thông tin tuyên truyền

Tổng lượt truy cập

Tin trong Tỉnh
Hội thảo phân tích, đánh giá kết quả chỉ số PCI năm 2019 và đối thoại doanh nghiệp 06 tháng đầu năm 2020
  •  Cổng Thông tin điện tử tỉnh AG
  •  17/06/2020
  • A- A A+

- Ngày 16/6, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo phân tích, đánh giá chuyên sâu về kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI) năm 2019 và đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2019, PCI tỉnh An Giang đạt 66,44 điểm (tăng 2,79 điểm); xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 7 bậc) và thuộc nhóm điều hành “khá”, cách khu vực điều hành “tốt” là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 0,52 điểm và 5 bậc; so với số liệu năm 2018 thì khoảng cách này là 1,75 điểm và 19 bậc.
 

Responsive image

uang cảnh hội thảo

So với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đứng thứ 6/13 (không tăng/giảm); xếp trên Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh.  So với năm 2018 thì PCI tỉnh An Giang năm 2019 có tất cả 7 chỉ số tăng điểm và 3 chỉ số giảm điểm.

Theo đó, trong 7 chỉ số tăng điểm có 2 chỉ số tiếp tục tăng điểm như: Chỉ số “Tiếp cận đất đai” đạt 7,84 điểm, tăng 0,23 điểm và chỉ số “Chi phí thời gian” đạt 7,63 điểm, tăng 0,06 điểm và 5 chỉ số được cải thiện như: Chỉ số “Tính minh bạch” đạt 7,44 điểm, tăng 1,3 điểm; chỉ số “Đào tạo lao động đạt” 6,31 điểm; tăng 0,73 điểm; chỉ số “Tính năng động” đạt 6,88 điểm; tăng 0,66 điểm; chỉ số “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” đạt 6,39 điểm, tăng 0,35 điểm; chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” đạt 7,05 điểm; tăng 0,09 điểm. 

Và 3 chỉ số giảm điểm của An Giang như: Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” chỉ đạt 5,58 điểm, giảm 0,66 điểm so với năm 2018; chỉ số “Chi phí không chính thức” chỉ đạt 6,55 điểm; giảm 0,53 điểm và chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng” chỉ đạt 6,69 điểm, giảm 0,20 điểm.

Theo dõi biểu đồ diễn biến chỉ số PCI của tỉnh trong các năm gần đây, An Giang đã có những chuyển biến tích cực, được thể hiện qua điểm số tổng PCI tăng dần qua từng năm. Về các chỉ số thành phần, điểm số cao nhất ở các 2 năm qua là các chỉ số: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và chi phí thời gian. Đặc biệt, năm 2019 chỉ số “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” của An Giang lần đầu tiên, cũng là duy nhất trong 4 năm qua dẫn đầu cả nước khi đạt 7,44 điểm. Điều này cho thấy các khía cạnh về minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin của tỉnh đã được doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá tích cực hơn, dù điểm số chưa phải là cao nhất so với các chỉ số khác.

Xét về tốc độ tăng điểm số và thứ hạng của An Giang với các tỉnh, thành lân cận về địa lý như: Đồng Tháp, Kiên Giang và có tính chất gần tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội như: Vĩnh Long, Hậu Giang của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2016-2019 An Giang tăng cao nhất khi tăng 8,65 điểm và 17 hạng; kế đến là Vĩnh Long tăng 8,54 điểm và tăng 3 hạng; Đồng Tháp tăng 7,14 điểm và tăng 1 hạng; Hậu Giang tăng 6,32 điểm và giảm 5 hạng và Kiên Giang tăng 4,18 điểm và giảm 22 hạng. Từ đó cho thấy niềm tin, sự hài lòng ngày càng cao và sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển của tỉnh An Giang.

Thời gian qua, doanh nghiệp đánh giá Chính quyền tỉnh An Giang năng động hơn, khi  có 82,86% cho rằng UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân (tăng 0,67%) và có 58,67% cho rằng thái độ của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là tích cực (tăng 4,64%). 

Các chỉ tiêu về đăng ký doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực hơn, khi ố ngày thay đổi đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 2 ngày, giảm 1 ngày so với 2018 . Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua phương thức mới (trực tuyến, trung tâm hành chính công, bưu điện) cũng tăng đến 33,42% trong năm 2019 (đạt 51,28% so với 17,86% của năm 2018).

Mặc dù chỉ số PCI tỉnh An Giang có tăng điểm và tăng hạng qua các năm nhưng tổng điểm vẫn còn có khoảng cách nhất định đến nhóm điều hành “Tốt” khoảng 70 - 73 điểm và nhóm điều hành “Khá” khoảng 67 – 69 điểm. Bên cạnh đó, sự sụt giảm điểm số rất lớn của chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng” từ tăng 1,9 của giai đoạn 2017-2018 về giảm 0,22 của giai đoạn 2018-2019 và chỉ số “Chi phí không chính thức” từ tăng 1,88 của giai đoạn 2017-2018 về giảm 0,53 của giai đoạn 2018-2019 là đáng lo ngại. 

Responsive image

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: Môi trường đầu tư , kinh doanh của An Giang thời gian qua không ngừng được cải thiện, chỉ số PCI của tỉnh trong 4 năm liên tiếp đều tăng điểm và tăng hạng nhưng ở góc độ nào đó thì vẫn chưa vững chắc và chưa đạt như mức kỳ vọng. Ngoài các điểm sáng như: Chi phí thời gian cho doanh nghiệp được cải thiện đáng kể; doanh nghiệp đánh giá tiếp cận đất đai dễ dàng hơn; doanh nghiệp đánh giá cao sự năng động, linh hoạt của Lãnh đạo tỉnh trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận các thông tin của tỉnh đã được doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá tích cực ... Tuy nhiên, lại xuất hiện một số xu hướng đáng lo ngại mới như: chỉ số “Chi phí không chính thức” lại có chiều hướng xấu đi so với năm trước; chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; sự bình đẳng trong cạnh tranh lại sụt giảm; các “giấy phép con” sau khi thành lập doanh nghiệp vẫn còn là một gánh nặng, việc tự đặt ra một số điều kiện hoặc thủ tục khi giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp tại một số nơi vẫn chưa chấm dứt... 

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng: Nhiệm vụ đặt trong năm 2020 và các năm tiếp theo là rất nặng nề và cấp bách, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực và vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền mới mong đưa An Giang tăng điểm, tăng hạng và đạt được mục tiêu vào nhóm điều hành “Tốt” của cả nước trong các năm tiếp theo.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ngành phụ trách các chỉ số bị giảm điểm phải có giải pháp cụ thể, lộ trình rõ ràng để cải thiện một cách vững chắc và bền bỉ, mặc khác những sở ngành phụ trách các chỉ số tăng điểm cũng không nên chủ quan, phải tiếp tục nỗ lực để nâng cao chỉ số thành phần, góp phần nâng chỉ số chung PCI của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Thanh Bình Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: An Giang luôn xác định sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự thành công của tỉnh, lấy cải cách hành chính làm khâu đột phá, lấy công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại chỗ làm hạt nhân để tạo sự chuyển biến rõ nét và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ngành và địa phương 5 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành và thực thi công vụ nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đi đôi đó là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị về mục đích, ý nghĩa của Chỉ số PCI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Hai là, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và thực thi công vụ; các ngành, các cấp chính quyền cần thường xuyên gặp gỡ, đối thoại để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên địa bàn hoặc lĩnh vực của mình phụ trách; chứ không phải chờ đợi đến khi UBND tỉnh tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ. 

Ba là, các ngành, các cấp rà soát lại toàn bộ thủ tục hành chính để cắt giảm những thủ tục rườm rà, không cần thiết để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng một số lĩnh vực thuế, đất đai, môi trường, bảo hiểm xã hội, xây dựng và giao thông, tài chính tín dụng ... 

Bốn là, tiếp tục công khai và tăng cường tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thông qua việc cải thiện chất lượng Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ngành, huyện thị xã thành phố. Trong đó cần tập trung vào những loại thông tin mà doanh nghiệp đang rất cần, như: quy định về thủ tục hành chính, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ... 

Năm là, phải thay đổi mạnh mẽ về cách tiếp cận đối với doanh nghiệp – phải chuyển từ tư duy “quản lý ” sang “phục vụ , chăm sóc”, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp luôn gắn với trách nhiệm các Sở, ngành và địa phương, phải biết đau đáo trước khó khăn của doanh nghiệp, phải biết dấn thân vào khó khăn mới thấu hiểu được doanh nghiệp, từ đó có sự đồng hành, chia sẽ, cảm thông, cùng nhau xây dựng niềm tin để cùng nhau phát triển. 
 

 

Responsive image

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã trao bằng khen cho các tập thể

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Bình cũng mong muốn tạo cầu nối tốt đẹp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; cộng đồng doanh nghiệp tại An Giang luôn đoàn kết, hợp tác, dám nghĩ dám làm và không ngừng đổi mới sáng tạo để vững bước tiến lên phía trước; sẵn sàng chúng ta góp sức vì phát triển của tỉnh. 

Để cải thiện chỉ số PCI, thời gian tới tỉnh An Giang tiếp tục triển khai quy chế liên kết về đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuân lợi góp phần giảm chi phí và thời gian đi lại của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp; tiếp tục triển khai Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, TTHC về đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giảm tối đa thời gian và chi phí giải quyết TTHC ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; tiến hành khảo sát hàng năm và công bố Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh An Giang (Công bố năm đầu tiên là quý I năm 2021; ban hành và triển khai thực hiện Đề án phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2020 – 2025.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang cũng tập trung xây dựng chuyên trang thông tin tập trung của tỉnh về công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư; đặc biệt là các cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, môi trường, cơ hội đầu tư, các thông tin cơ bản và chi tiết về các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh để doanh nghiệp, nhà đầu tư truy cập, tìm hiểu; xây dựng, nâng cấp và vận hành hiệu quả các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, ban ngành; qua đó góp phần nâng cao và phát huy hơn nữa tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin.

Đặc biệt, tỉnh An Giang cũng tăng cường gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư triển khai thuận lợi và hoạt động có hiệu quả.

Cũng tại hội thảo, đã nghe nhiều đóng góp của doanh nghiệp trong các giải pháp thực hiện nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nâng cao chỉ số PCI của tỉnh./.

 

 

Các tin khác :